Do lạm phát và chi phí lao động tăng cao gây áp lực lên tài chính doanh nghiệp, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản đối mặt với áp lực phá sản từ các khoản vay trong thời kỳ dịch COVID.
Dữ liệu từ Liên đoàn Bảo đảm Tín dụng Nhật Bản (JFG) cho thấy, trong hai quý đầu năm nay, có 9,720 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật Bản tìm kiếm sự bảo lãnh vay vốn từ JFG, mức tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 6, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm sự bảo lãnh vay vốn tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước.
Số lượng người bảo lãnh tiếp nhận khoản vay là chỉ số dẫn đầu đo lường sự phá sản của doanh nghiệp, và dữ liệu JFG cho thấy sự kiện này đã tăng liên tiếp trong 7 quý. Tính đến tháng 3 của năm tài chính trước, sự kiện này tăng 45% lên 30,148 trường hợp. Tính đến cuối năm 2022, tổng số nợ chưa thanh toán mà các tổ chức cho vay thuộc khu vực tư nhân và công cộng cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ là 335 nghìn tỷ yên (khoảng 2.36 nghìn tỷ đô la Mỹ), tăng 45 nghìn tỷ yên so với trước khi đại dịch toàn cầu bùng phát vào năm 2020.
Kể từ khi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, dù doanh thu của ngành dịch vụ như ẩm thực, du lịch và các dịch vụ khác ở Nhật Bản phục hồi vượt xa mong đợi của thị trường, nhưng vì ảnh hưởng của sự căng thẳng cung cấp, chi phí nguyên liệu thô và lao động tăng cao, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực này vẫn chưa trở lại mức trước dịch.
Trong khi đó, với các yếu tố như kinh tế dần ấm lên do chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của chính phủ Nhật Bản kéo dài nhiều năm, chi phí lao động tăng, lạm phát trở lại và chi phí nợ tiềm ẩn tăng cao khiến quy mô nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng mở rộng, đặt ra một áp lực tài chính nặng nề cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một giám đốc công ty bảo dưỡng đường cao tốc tại Tokyo cho biết, chi phí vật liệu đang tăng vọt, nhưng chúng tôi hoàn toàn không thể chuyển những chi phí phát sinh này cho người khác. Đồng thời, chúng tôi còn phải trả nợ cho các khoản vay trong thời kỳ COVID. Tình trạng này không phải là cá biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Nhật Bản, nhiều công ty xây dựng do chi phí lao động cao và thị trường lao động căng thẳng buộc phải từ bỏ cơ hội kinh doanh tương ứng, qua đó dẫn đến việc các công ty này không thể trả nợ cho khoản vay thời COVID.
Vào tháng 4 năm nay, Cơ quan Nghiên cứu Kinh doanh Tokyo (Tokyo Shoko Research) đã thực hiện khảo sát đối với khoảng 4,400 doanh nghiệp và cho thấy, gần 90% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi chi phí mua vào tăng cao, và 40% doanh nghiệp nói rằng họ không thể chuyển chi phí tăng do lạm phát và chi phí lao động tăng lên cho người khác.
Trong thời kỳ dịch COVID, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp "khoản vay không lãi suất không cần trả gốc" có bảo đảm cho các doanh nghiệp trên toàn quốc, tức là khoản vay không cần trả lãi suất hoặc gốc trong một thời gian nhất định. Dữ liệu cho thấy, trong thời kỳ dịch, các khoản vay của JFG hàng tháng tăng lên 40 nghìn tỷ yên, cao hơn so với mức 34 nghìn tỷ yên trong thời kỳ động đất ở Nhật Bản năm 2012.
Khi thời hạn của các khoản vay "không lãi suất và không cần trả gốc" dần kết thúc, dữ liệu từ JFG cho thấy đã có khoảng 50 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu trả nợ vào tháng 7. Tuy nhiên, hiện tại chưa phải là thời kỳ cao điểm trả nợ cho các khoản vay này, và JFG dự kiến rằng khoản vay "không lãi suất không cần trả gốc" sẽ đạt đến cao điểm trả nợ vào mùa xuân năm sau, khi đó dữ liệu về người bảo lãnh tiếp nhận khoản vay dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại.
Osamu Naito, giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Teikoku Databank, cho biết sự tăng thêm trong số người bảo lãnh tiếp nhận trả nợ cho thấy số lượng công ty đứng trên bờ vực phá sản đang tăng lên. Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ tiếp nhận nợ được bảo lãnh vẫn có khả năng phục hồi hoàn toàn, nhưng dữ liệu từ JFG cho thấy nhiều doanh nghiệp như vậy cuối cùng đã kết thúc bằng việc phá sản.
Dữ liệu từ Teikoku cho thấy, vào tháng 6, có 782 doanh nghiệp đã phá sản, trong khi số doanh nghiệp bị người bảo lãnh tiếp nhận khoản vay gần như là gấp năm lần số đó.
Hiện tại, các tổ chức bảo lãnh tín dụng ở Tokyo và Kyoto đã bắt đầu hành động, cung cấp kiến thức chuyên môn và hỗ trợ quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương gặp khó khăn. Nếu những tổ chức này không thể bù đắp được tổn thất do các khoản vay gây ra, thì cuối cùng những tổn thất từ việc phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp nhỏ sẽ do người đóng thuế chịu trách nhiệm.